Hình minh hoạ |
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định thì sẽ có khi tài sản cần được tu bổ, sửa chữa để đảm bảo được sự hoạt động liên tục, tăng hiệu quả .... Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn một cách tổng quan về kế toán công việc này
1. Khái niệm
- Sửa chữa tài sản cố định gồm hai loại
+ Sửa chữa nhỏ: Đây là dạng sửa chữa thường xuyên, mang tính chất bảo dưỡng,chi phí sửa chữa nhỏ, được hạch toán trực tiếp vào chi phí trong kỳ ( hạch toán vào chi phí của bộ phận sử dụng tài sản đó);
+ Sửa chữa lớn: Đây là loại sửa chữa, thay thế các bộ phận, chi tiết của tài sản mà nếu không tiến hành sửa chữa thì thiết bị sẽ hoạt động ko bình thường hay không thể hoạt động, được hạch toán vào bên nợ của tài khoản 241 (2413)
2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 241 chi tiết 2413
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a. Đối với sửa chữa nhỏ:
Khi phát sinh chi phí sửa chữa, ở bộ phận nào phát sinh ta ghi nhận ngay vào chi phí của bộ phận đó:
Nợ 627,641,642
Nợ 133 (nếu có)
Có 111,112,152,153,331,334,338.....
b. Đối với sửa chữa lớn
Đối với trường hợp không tiến hành trích trước chi phí này, ta tiến hành định khoản các nghiệp vụ như sau:
- Khi chi phí sửa chữa lớn phát sinh:
Nợ 2413
Nợ 133 (nếu có)
Có 111,112,152,153,331,334,338....
- Khi quá trình sửa lớn hoàn thành, quyết toán công trình và bàn giao đưa vào sử dụng:
Nợ 142 Nếu doanh nghiệp dự tính phân bổ chi phí sửa chữa lớn trong vòng 1 năm
Nợ 242 Nếu doanh nghiệp dự tính phân bổ hơn 1 năm
Có 2413 Tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Đối với trường hợp có tiến hành trích trước chi phí này:
- Khi kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ định khoản:
Nợ 627,641,642...
Có 335 Khoản ước tính sẽ trích trong kỳ
- Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh:
Nợ 241
Nợ 133 (Nếu có)
Có 111,112,152,153,331,334,338....
- Khi sửa chữa hoàn thành bàn giao công trình và đưa vào sử dụng, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn phát sinh vào chi phí phải trả:
Nợ 335
Có 2413 Khoản chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh
- Nếu phần trích lập lớn hơn thực tế, ta phải hoàn nhập chi phí sửa chữa lớn đã trích trước đó
Nợ 335/Có 627,641,642... Phần chênh lệch
- Nếu phần trích lập nhỏ hơn chi phí phát sinh thực tế ta cần trích lập bổ sung (nếu không thì số dư của TK 335 sẽ bị âm là sai)
Nợ 627,641,642..../Có 335 Phần chênh lệch
0 nhận xét:
Đăng nhận xét