Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Kế toán THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP & THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HOÃN LẠI



1. Hiểu biết chung
- Lợi nhuận kế toán: Đây là lãi hoặc lỗ do kế toán tính ra trong một kỳ kế toán, tuân thủ theo pháp luật về kế toán
- Thu nhập chịu thế: Đây là phần lãi hoặc lỗ do thuế tính ra và doanh nghiệp sẽ phải trả khoản thuế TNDN trong một kỳ kế toán, phù hơp với pháp luật về thuế

=> Doanh nghiệp nộp thuế trên khoản thu nhập chịu thuế

- Các khoản chênh lệnh vĩnh viễn: Đây là các khoản chênh lệch về Doanh thu, thu nhập khác và chi phí được tính vào lợi nhuận kế toán nhưng không được tính vào thu nhập chịu thuế, hay nói đơn giản hơn, đây là sự bất đồng quan điểm giữa pháp luật về kế toán và pháp luật về thuế
- Các khoản chênh lệch tạm thời: Đây là sự chênh lệch do khác biệt về thời điểm ghi nhận Doanh thu, thu nhập khác và chi phí giữa thuế và kế toán, hay nói cach khác là quan điểm thuế và kế toán giống nhau nhưng thời điểm ghi nhận khác nhau

Có hai loại chênh lệch tạm thời:
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: là các khoản chênh lệch mà ban đầu sẽ làm cho
 LNKT < TNCT
Ví dụ: Doanh nghiệp mua một TSCĐ, Thuế quy định là phải trích khấu hao trong vòng 5 năm tuy nhiên kế toán lại trích khấu hao trong vòng 4 năm => Chi phí  KH của kế toán > chi phí KH do thuế quy định => LNKT < LNCT => Khoản chênh lệch này là khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ.


+ Chênh lêchj tạm thời chịu thuế: là các khoản chênh lệch mà ban đầu sẽ làm cho
 LNKT > TNCT
Ví dụ: Ngược lại với ví dụ trên.

II, Định khoản THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH VÀ THUẾ TNDN HOÃN LẠ
1, Thuế TNDN hiện hành
- Là khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế tính trên khoản Thu nhập chịu thuế và áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Định khoản một số nghiệp vụ chủ yếu:
Hàng quý căn cứ vào tờ tạm tính thuế TNDN kế toán định khoản
Nợ 8211
    Có 3334
Cuối năm căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNDN để điều chỉnh vào số tạm hạch toán trong năm theo số quyết toán bằng cách ghi bổ sung hoặc ghi bút toán ngược lại

Ví dụ: Số thuế TNDN tạm tính trong các quý năm 2014 của công ty như sau:
Quý 1: 25 triệu
Quý 2: 20 triệu
Quý 3: 15 triệu
Quý 4: 10 triệu
            Tờ khai quyết toán thuế cuối năm, số thuế TNDN công ty phải nộp cho cơ quan thuế  là 65 triệu.

Kế toán định khoản TTNDN các quý như sau
Nợ 8211
    Có 3334     Lần lượt  các quý như sau 25 triệu, 20 triệu, 15 triệu, 10 triệu
Căn cứ vào tờ quyêt toán TTNDN cuối năm kế toán định khoản như sau:
Nợ 3334  
    Có 8211     5 triệu
Vì số thuế phải nộp nhỏ hơn tổng số thuế tạm tính trong năm


2, Kế toán THUẾ TNDN HOÃN LẠI
- Mục đích của thuế TNDN hoãn lại là cho ta biết được chi phí thuế TNDN trong năm của doanh nghiệp theo  pháp luật kế toán, vừa cho ta biết được số thuế TNDN phải nộp cho cơ quan thuế trong năm.

- Thuế TNDN hoãn lại gồm hai loại 
+ Tài sản thuế TNDN hoãn lại: Đây là khoản thuế sẽ được khấu trừ trong tương lai tính trên khoản chênh lệnh tạm thười được khấu trừ hoặc các khoản lỗ được chuyển lỗ (những năm đầu nộp thuế nhiều hơn so với kế toán thì những năm cuối sẽ được khấu trừ lại số thuế đó)

+ Thuế TNDN hoãn lại phải trả: Đây là khoản thuế doanh nghiệp sẽ phải trả thêm trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế (những năm đầu nộp thuế ít hơn kế toán thì những năm sau phải nộp bù)

- Định khoản một số nghiệp vụ chủ yếu
+ Đối với Tài sản Thuế TNDN:
Những năm đầu nộp thuế nhiều hơn khoản thuế tính trên LNKT Làm tăng TS thuế TNDN
Nợ 243
    Có 8212
Những năm sau đó số thuế phải nộp ít hơn khoản thuế tính trên LNKT cùng khoản chênh lệch vào những năm trước làm giảm TS thuế TNDN
Nợ 8212
    Có 243

+ Đối với Thuế TNDN hoãn lại phải trả
Những năm đầu nộp thuế nhiều hơn khoản thuế tính trên LNKT Làm tăng Thuế TNDN hoãn lai phải trả
Nợ 243
    Có 8212
Những năm sau đó số thuế phải nộp nhiều hơn khoản thuế tính trên LNKT cùng khoản chênh lệch vào những năm trước phải nộp thêm làm giảm Thuế TNDN hoãn lại phải trả
Nợ 347
    Có 8212

Mẹo: Các bạn định khoản mà đến cuối cùng Tổng số tiền trên TK cấp 1 821 (bù trừ giữa 8211 và 8212) đúng bằng số thuế tính trên LNKT là chính xác rồi đấy!!

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Cách tính GIÁ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU và PHÂN BỔ CHIẾT KHẤU, PHỤ TRỘI


Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để vay vốn thường có 3 trường hợp như sau:
- Giá phát hành của trái phiếu bằng với mệnh giá ghi trên trái phiếu, trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường bằng với lãi suất danh nghĩa

*để hiểu rõ về lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa của trái phiếu xem chú thích cuối bài*

- Giá phát hành của trái phiếu nhỏ hơn mệnh giá, trường hợp này được gọi là phát hành trái phiếu có chiết khấu, thường xảy ra khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa. Người mua chấp nhận một mức lãi được hưởng mỗi kỳ thấp hơn so với thị trường để mua một trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá của nó.

- Giá phát hành của trái phiếu lớn hơn mệnh giá, trường hợp này được gọi là phát hành trái phiếu có phụ trội, thường xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa. Người mua chấp nhận trả một khoản tiền lớn hơn mệnh giá của trái phiếu để nhận được một khoản lãi lớn hơn thị trường vào mỗi kỳ nhận lãi

Lưu ý: Chiết khấu hay phụ trội không thay đổi cho dù lãi suất thị trường có thay đổi sau thời điểm phát hành trái phiếu

Phương pháp tính Giá phát hành trái phiếu

Giá phát hành trái phiếu =  Hiện giá của dòng tiền chi ra của trái phiếu theo lãi suất danh nghĩa

Phương pháp phân bổ chiết khấu, phụ trội:
- Chiết khấu trái phiếu = Mệnh giá -  Giá phát hành
- Phụ trội trái phiếu = Giá phát hành - Mệnh giá

* Phương pháp phân bổ đường thẳng
Mức phân bổ Chiết khấu hay Phụ trội hàng kỳ = CK hay Phụ trội / Số kỳ trả lãi
(tuỳ từng yêu cầu mà có thể tính chính xác theo số ngày thực tê của mỗi kỳ)

* Phương pháp phân bổ theo lãi suất thị trường
- Số phân bổ CK trong kỳ = Tiền lãi thep lãi suất thị trường trong kỳ - Tiền lãi danh nghĩa trong kỳ
- Số phân bổ PT trong kỳ = Tiền lãi danh nghĩa trong kỳ - Tiền lãi theo lãi suất thị trường trong kỳ
Ví dụ: Ngày 1/1/2006 Doanh nghiệp phát hành một trái phiếu trả lãi định kỳ hằng năm với mệnh giá 1000, lãi suất danh nghĩa là 8%, thời hạn trái phiếu 5 năm, lãi suất thị trường lúc phát hành là 10%
1, Xác định giá phát hành trái phiếu
2, Xác định mức phân bổ chiết khấu trái phiếu cho từng kỳ

Bài giải
I, Tính giá phát hành trái phiếu và chiết khấu của trái phiếu
Ta có:
- Tiền lãi trái phiếu phải trả hằng năm là 1000 * 8% = 80
- Giá trị trái phiếu phải trả khi đáo hạn trái phiếu là 1000
Vậy hiện giá của dòng tiền hiện tại theo lãi suất danh nghĩa
80/(1+0,1) +.... +80/(1+0,1)^4+ 1080/ (1+0,1)^5=924
=> Giá phát hành của trái phiếu = 924
=> Chiết khấu của trái phiếu = 1000 - 924 = 76

II, Tính mức phân bổ chiết khấu cho từng kỳ
Phương pháp đường thẳng: 
Số phân bổ hàng kỳ = 76/5 = 15,2

Phương pháp phân bổ theo lãi suất thực tế
Ta lập nên bảng phân bổ chiết khấu như sau:

Năm      Giá trị Trái phiếu      Tiền lãi        Tiền lãi          Giá trị phân bổ          Giá trị TP CK
               đầu kỳ                   thực tế      danh nghĩa                CK
1               924                       92,4              80                       12,4                            936
2               936                       93,6              80                       13,6                            950
3               950                        95                80                       15                               965
4               96                        96,5               80                       16,5                            982
5               982                      98,2               80                       18,5                           1000


Đối với các bài tập phân bổ phụ trội các bạn cũng lập bảng tương tự!
Chú thích:
-Mệnh giá của trái phiếu: Đây là số tiền được ghi trên trái phiếu và đến thời hạn đáo hạn trái phiếu, người sở hữu cầm trái phiếu đến nơi phát hành trái phiếu sẽ được nhận 1 số tiền đúng bằng số tiền ghi trên trái phiếu ( Mệnh giá).
- Lãi suất của trái phiếu: Đây là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu mà doanh nghiệp sẽ phải trả cho người mua vào thời điểm phát hành (trái phiếu trả lãi trước) hay cuối mỗi kỳ hoặc đến thời gian đáo hạn của trái phiếu
- Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất mà người sở hữu được hưởng
- Lãi suất thị trường: Là lãi suất bình quân liên ngân hàng cũng là lãi suất thực tế

Định khoản kế toán GỬI HÀNG ĐI GIA CÔNG


Trong blog này mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách để định khoản một số nghiệp vụ chủ yếu của việc gửi hàng đi gia công bên ngoài.
- Khi xuất hàng hoá, nguyên vật liệu đi gia công chế biến, kế toán định khoản:
Nợ 154
    Có 152

- Các khoản chi phí thuê ngoài  gia công hàng hoá:
Nợ 154
Nợ 133 Nếu có
    Có 111,112,331,.....

- Khi nhập lại số hàng đã gia công kế toán ghi nhận:
Nợ 152 Nếu sản phẩm gia công hoàn thành tiếp tục cho một giai đoạn sản xuất khác
Nợ 155 Nếu sản phẩm gia công hoàn thành là thành phẩm để chuẩn bị bán ra ngoài
   Có 154
   

Xem thêm Định khoản kế toán nhận gia công hàng hoá >>>>>>

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Định khoản Kế toán MUA HÀNG TRẢ GÓP


Khi mua hàng trả góp hình thức cũng tương tự như bán hàng trả góp, có hai trường hợp:

I. Trường hợp 1: Phải trả cho người bán 1 khoản tiền cố định ngay khi mua hàng, phần còn lại sẽ thanh toán dần trong thời gian trả góp trong hợp đồng mua hàng trả góp.
Định khoản mua hàng:
Nợ 152,153,156... Giá trị hàng mua trả ngay
Nợ 133 Thuế giá trị gia tăng
Nợ 142,242  Số lãi trả góp
    Có 331  Số tiền còn lại phải thanh toán
    Có 111,112,...  Số tiền trả ngay khi mua hàng

Hàng kỳ  khi trả tiền góp cho người bán định khoản:
Nợ 331 / Có 111,112,...    Số tiền góp mỗi kỳ
Đồng thời phân bổ chi phí lãi trả góp vào Chi phí hoạt động tài chính
Nợ 635 / Có 142,242

II. Trường hợp 2: Khi mua hàng không trả một khoản tiền nào mà đến cuối kỳ thứ nhất mới thanh toán khoản góp đầu tiên.
Định khoản mua hàng:
Nợ 152,153,156... Giá trị hàng mua trả ngay
Nợ 133 Thuế giá trị gia tăng
Nợ 142,242  Số lãi trả góp
    Có 331  Tổng Số tiền  phải thanh toán

Hàng kỳ  khi trả tiền góp cho người bán định khoản:
Nợ 331 / Có 111,112,...    Số tiền góp mỗi kỳ
Đồng thời phân bổ chi phí lãi trả góp vào Chi phí hoạt động tài chính
Nợ 635 / Có 142,242

Lưu ý: Trên đây là hướng dẫn định khoản cho doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì Mục định khoản mua hàng sẽ không có TK 133 mà thuế GTGT sẽ cộng vào TK 152,153,156......


Xem thêm Định khoản KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRẢ GÓP >>>>>

Định khoản BÁN HÀNG TRẢ GÓP


I. Trường hợp 1: 
Khi bán hàng trả góp, khách hàng sẽ phải trả một khoản cố định, phần còn lại sẽ được góp trong 1 khoản thời gian cụ thể bao gồm cả lãi suất của phần đó. Kế toán định khoản một số nghiệp vụ chủ yếu như sau:
Khi bán hàng cho khách hàng:
- Định khoản giá vốn
Nợ 632
    Có 156(1)

- Đinh khoản doanh thu
Nợ 111,112... Số tiền khách hàng trả ngay
Nợ 131 Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán còn lại
    Có 511 Giá bán theo hình thức bán trả ngay
    Có 3331 Thuế GTGT phải nộp 
    Có 3387 Phần lãi trả góp tính trên số tiền còn lại khách hàng chưa thanh toán

- Số tiền khách hàng góp hàng kỳ
Nợ 111,112...
    Có 131

Phân bổ lãi trả góp vào doanh thu hoạt động tài chính     Nợ 3387/ Có 515

II. Trường hợp 2:
Khách hàng không phải thanh toán bất kỳ khoản nào tại thời điểm mua hàng, đến cuối kỳ trả góp đầu tiên khách hàng mới nộp khoản tiền trả góp đầu tiên.
Khi bán hàng cho khách hàng:

- Định khoản giá vốn
Nợ 632
    Có 156(1)

- Đinh khoản doanh thu
Nợ 131 Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán
    Có 511 Giá bán theo hình thức bán trả ngay
    Có 3331 Thuế GTGT phải nộp 
    Có 3387 Phần lãi trả góp tính trên tổng số tiền khách hàng phải thanh toán

- Số tiền khách hàng góp hàng kỳ
Nợ 111,112...
    Có 131

Phân bổ lãi trả góp vào doanh thu hoạt động tài chính     Nợ 3387/ Có 515
- Phần lớn các đơn vị bán lẻ hiện nay là áp dụng hình thức như trường hợp 1 để giảm thiểu rủi ro không thu hồi được khoản phải thu 

Lưu ý: Trên đây là cách định khoản đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì TK 511 sẽ bao gồm luôn cả phần thuế GTGT, không định khoản TK 3331


Xem thêm Định khoản Kế toán MUA HÀNG TRẢ GÓP >>>>>>

Các phương pháp tính KHẤU HAO TSCĐ


 1. Phương pháp khấu hao đường thẳng
-Mức khấu hao năm kế toán theo phương pháp này được tính như sau:

Mức khấu hao năm = Giá trị phải khấu hao của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao đường thẳng
Tỷ lệ khấu hao đường thẳng = 1 / Số năm sử dụng hữu ích TSCĐ

Mức khấu hao hằng tháng =  Mức khấu hao năm / 12 

Trong đó Giá trị phải khấu hao của TSCĐ =  Nguyên giá TSCĐ - Giá trị thanh lý ước tính, thông thường thì giá trị thanh lý không đáng kể tức là 0, khi đó Giá trị phải khấu hao chính là nguyên giá của TSCĐ
2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
- Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được sử dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
  • Là TSCĐ đầu tư mới ( Chưa qua sử dụng).
  • Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003 QĐ - BTC của Bộ tài chính.
Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Mức khấu hao năm = Giá trị phải khấu hao còn lại của tài sản cố định x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian sử dụng của TSCĐ             Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm ( t < 4 năm)                           1,5
Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t < 6 năm )                         2,0
Trên 6 năm ( t > 6năm)                           2,5

Lưu ý: Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng ( hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ , thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
 Mức khấu hao bình quân = 
Mức trích khấu hao hàng tháng = Số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Chú thích:
Mức khấu hao bình quân =   Giá trị phải khấu hao còn lại / Số năm sử dụng còn lại

3. Phương pháp trích khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng được áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
  • Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
  • Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
  • Trình tự thực hiện phương pháp khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
  • Căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
  • Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.
  • Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao         =          Số lượng sản phẩm             x     Mức trích khấu hao bình quân
trong tháng của TSCĐ             sản xuất thực tế trong tháng           tính cho một đơn vị sản phẩm

Mức trích khấu hao bình quân   =   Giá trị phải khấu hao của   /(chia cho)     Số lượng sản phẩm
tính cho một đơn vị sản phẩm                       TSCĐ                                         Theo công suất thiết kế 

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm    =      Số lượng sản phẩm thực tế    x    Mưc trích khấu hao bình quân
          của TSCĐ                         sản xuất được trong 1 năm           tính cho một đơn vị sản phẩm


Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi (Nguyên giá thay đổi dẫn đến Giá trị phải khấu hao của TSCĐ phải thay đổi theo) , doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ đó.









Tải HỆ THỐNG 26 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM

Đây là toàn văn 26 chuẩn mực kế toán của Việt Nam, Click chuột   vào đây     để tải về