1. Phương pháp khấu hao đường thẳng
-Mức khấu hao năm kế toán theo phương pháp này được tính như sau:
Mức khấu hao năm = Giá trị phải khấu hao của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao đường thẳng
Tỷ lệ khấu hao đường thẳng = 1 / Số năm sử dụng hữu ích TSCĐ
Mức khấu hao hằng tháng = Mức khấu hao năm / 12
Trong đó Giá trị phải khấu hao của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị thanh lý ước tính, thông thường thì giá trị thanh lý không đáng kể tức là 0, khi đó Giá trị phải khấu hao chính là nguyên giá của TSCĐ
2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
- Phương pháp trích khấu hao theo số dư
giảm dần có điều chỉnh được sử dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các
lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và TSCĐ
phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là TSCĐ đầu tư mới ( Chưa qua sử dụng).
- Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Các doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần
mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi
mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được
trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường,
thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, súc vật,
vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải
đảm bảo kinh doanh có lãi.
Doanh nghiệp xác định thời gian sử
dụng của TSCĐ theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003 QĐ - BTC của Bộ tài
chính.
Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây:
Mức khấu hao năm = Giá trị phải khấu hao còn lại của tài sản cố định x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của TSCĐ | Hệ số điều chỉnh (lần) |
Đến 4 năm ( t < 4 năm) | 1,5 |
Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t < 6 năm | ) 2,0 |
Trên 6 năm ( t > 6năm) | 2,5 |
Lưu ý: Những năm cuối, khi mức khấu hao
năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng ( hoặc thấp
hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng
còn lại của TSCĐ , thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị
còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Mức khấu hao bình quân =
Mức trích khấu hao hàng tháng = Số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
Chú thích:
Mức khấu hao bình quân = Giá trị phải khấu hao còn lại / Số năm sử dụng còn lại
3. Phương pháp trích khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng được
áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời
các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
- Trình tự thực hiện phương pháp khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao = Số lượng sản phẩm x Mức trích khấu hao bình quân
trong tháng của TSCĐ sản xuất thực tế trong tháng tính cho một đơn vị sản phẩm
Mức trích khấu hao bình quân = Giá trị phải khấu hao của /(chia cho) Số lượng sản phẩm
tính cho một đơn vị sản phẩm TSCĐ Theo công suất thiết kế
Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao năm = Số lượng sản phẩm thực tế x Mưc trích khấu hao bình quân
của TSCĐ sản xuất được trong 1 năm tính cho một đơn vị sản phẩm
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi (Nguyên giá thay đổi dẫn đến Giá trị phải khấu hao của TSCĐ phải thay đổi theo) , doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét